Tin trong nước

14/03/2024: THỦY ĐIỆN NẬM PÌ, tỉnh Lai Châu

Việt Nam đánh dấu thêm một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo với sự kiện Nhà máy Thủy điện Nậm Pì bắt đầu đi vào vận hành thương mại, đồng thời ghi dấu việc lắp đặt thành công hai tuabin Francis thứ 49 và 50 của ANDRITZ tại thị trường Việt Nam. Được xây dựng trên lưu vực hai dòng suối Nậm Long và Nậm Khao, thuộc địa phận xã Nậm Pì và xã Pú Đao, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Nhà máy Thủy điện Nậm Pì đã bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 07/02/2024.

© ANDRITZ

Hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho Dự án Thủy điện Nậm Pì đã được tin tưởng trao cho ANDRITZ vào tháng 11 năm 2021. Phạm vi cung cấp của ANDRITZ theo hợp đồng này bao gồm thiết kế, chế tạo, sản xuất, cung cấp và giám sát và hướng dẫn lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống thiết bị cơ điện đồng bộ cho nhà máy.

Với tổng công suất lắp máy 10 MW, Nhà máy Thủy điện Nậm Pì gồm hai tổ máy phát điện với Tuabin Francis trục ngang có tốc độ quay 750 vòng trên phút. Dự kiến theo thiết kế, Thủy điện Nậm Pì sẽ đóng góp khoảng 33,56 triệu kWh cho lưới điện khu vực, đáp ứng hiệu quả nhu cầu điện điện sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Lai Châu. Đồng thời, nhà máy cũng giữ vai trò là nguồn điện dự phòng của tỉnh Lai Châu trong trường hợp xảy ra sự cố với lưới điện Quốc gia.

Một lần nữa, ANDRITZ khẳng định cam kết và thể hiện sự tận tâm của tập đoàn góp phần vào sự phát triển của ngành thủy điện ở Việt Nam, bất kể quy mô của từng dự án cụ thể. ANDRITZ hy vọng sẽ sớm nối tiếp hợp tác thành công với các khách hàng và đối tác trong những cơ hội sắp tới, không ngừng mang lại lợi ích cho người dân địa phương và góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.

Sự kiện khánh thành Nhà máy Thủy điện Nậm Pì đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trên hành trình phát triển nguồn năng lượng sạch và thể hiện rõ nét quyết tâm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam.

Thông số kỹ thuật: 
Tổng công suất: 10 MW
Phạm vi cung cấp: 2 Tuabin Francis trục ngang × 5 MW 
Cột nước: 193.77 m
Tốc độ quay: 750 vòng/phút
Đường kính BXCT: 683 mm

-------

05/02/2024: ANDRITZ Việt Nam chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024

Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024, ANDRITZ Việt Nam xin gửi đến Quý Khách hàng và Quý vị Đối tác những lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc Quý vị và gia đình có một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và thành công.

© ANDRITZ

Năm 2023 đã là một năm đầy thách thức và cũng là một năm mà chúng ta cùng nhau vượt qua những khó khăn, đồng hành trên hành trình phát triển bền vững. Nhờ sự tin tưởng và ủng hộ từ Quý Khách hàng và Quý Đối tác, ANDRITZ Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. 

Năm con Rồng 2024 sắp tới sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho công cuộc dịch chuyển sang năng lượng "xanh" và hành trình số hóa của doanh nghiệp, những xu hướng đang trở nên ngày càng cấp thiết tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý vị trong các dự án và tiếp tục nỗ lực không ngừng để cải thiện và phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình vì một tương lai bền vững và "xanh" hơn.

Nhân dịp Tết Nguyên Đán, ANDRITZ Việt Nam xin gửi tới Quý vị những lời chúc an khang, thịnh vượng và may mắn. Chúng tôi hy vọng rằng năm mới sẽ mang đến cho Quý vị nhiều thành công mới, sức khỏe dồi dào và hạnh phúc bên gia đình.
Chúc Quý vị và gia đình đón Tết Nguyên Đán tràn đầy niềm vui và ý nghĩa!
Xin chúc mừng năm mới!

-------

10/10/2023: Ngày hội Khách hàng Việt Nam 2023 – Nối tiếp thành công

Sau một khoảng thời gian tạm hoãn vì đại dịch, ANDRITZ đã lần nữa được vinh dự tiếp đón quý khách hàng, quý đối tác và nhà đầu tư cùng các cơ quan đoàn thể tham dự Ngày hội Khách hàng Việt Nam định kỳ được tổ chức vào ngày 28/09/2023 vừa qua tại thủ đô Hà Nội.

© ANDRITZ

Sự kiện được chính thức khai mạc với bài phát biểu chào mừng của Bà Doãn Thị Mỹ Hạnh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH ANDRITZ Hydro Việt Nam. Tiếp sau đó, là các bài phát biểu của Ngài Hans-Peter Glanzer – Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam và Ông Dietmar Schwank – Tham tán Thương mại Áo của Văn phòng Thương vụ Đại sứ quán Áo tại Việt Nam. Phần chia sẻ của khách hàng được trân trọng dành cho Ông Lê Xuân Tuấn – Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Hà Đô.

Tương tự như những năm trước đó, các dòng sản phẩm và dịch vụ của ANDRITZ được giới thiệu qua nhiều bài thuyết trình khác nhau. Đặc biệt, tại hội thảo năm nay, phần trình bày về Thủy điện tích năng và các dịch vụ tối ưu hóa vận hành và bảo trì sửa chữa của ANDRITZ đã nhận được sự quan tâm không hề nhỏ của quý vị khách mời. Ngoài ra, hội thảo còn chia sẻ thêm về các dịch vụ và năng lực hỗ trợ tại chỗ của ANDRITZ Hydro Việt Nam, cũng như mang đến thông tin về Thủy điện nhỏ và các giải pháp tự động hóa. Trong suốt thời gian diễn ra hội thảo, các vị khách tham dự đã có nhiều cơ hội để trao đổi và thảo luận chuyên sâu. Ngày hội Khách hàng Việt Nam 2023 đã khép lại với thành công rực rỡ và một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu của ANDRITZ trên thị trường thủy điện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Với triển vọng năng lượng thủy điện là 120.000 GWh và chưa đến một nửa trong đó đã được hiện thực hóa, Việt Nam đang là một trong những thị trường thủy điện quan trọng và đầy hứa hẹn. Hiện nay, tỷ lệ hộ dân có điện ở Việt Nam là 99% và nhờ vào năng lượng tái tạo, chủ yếu là thủy điện, chiếm tới 30% tổng sản lượng điện. Đóng góp vào đó, ANDRITZ đã cung cấp thiết bị máy móc và dịch vụ cho hơn 50 nhà máy thủy điện với tổng công suất trên 2.400 MW trên cả nước. Với mong muốn đem đến cho quý khách hàng và quý đối tác một đầu mối liên hệ và hỗ trợ tại chỗ, ANDRITZ đã duy trì văn phòng đại diện của mình tại Hà Nội trong nhiều năm và sau đó đã thành lập công ty con vào năm 2016.

-------

03/07/2023: Dự án thủy điện Nậm Cấu & Nậm Trung Hồ 1, Việt Nam

Chúng tôi rất vinh dự thông báo rằng ANDRITZ đã ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho hai công trình thủy điện Nậm Cấu (30 MW) tại tỉnh Lai Châu và Nậm Trung Hồ 1 (22 MW) tại tỉnh Lào Cai, Việt Nam.

© ANDRITZ

Hợp đồng được ký kết vào tháng 6 năm 2023 tại Hà Nội, Việt Nam. Phạm vi cung cấp thiết bị cơ điện theo hợp đồng bao gồm tua-bin thủy lực, van trước tua-bin, máy phát điện, hệ thống điều khiển và bảo vệ cùng các hệ thống điện của hai dự án. Ngoài ra, phạm vi cung cấp bao gồm dịch vụ giám sát toàn bộ quy trình lắp đặt và hiệu chỉnh thiết bị. 

Quý khách hàng của ANDRITZ - Công ty Cổ phần Năng lượng Bảo Khang đã gửi gắm niềm tin vào kinh nghiệm và chuyên môn của chúng tôi. ANDRITZ rất vui mừng khi được đồng hành cùng họ trên hành trình phát triển những dự án trên. Với sự hợp tác này, chúng tôi ngày càng củng cố cam kết đóng góp tích cực cho ngành thủy điện giàu có của Việt Nam.

-------

04/05/2023: Diễn đàn Hợp tác Áo – Việt Nam về Cơ sở Hạ tầng và Công nghệ tại Hà Nội

Từ ngày 16 – 18 tháng Tư năm 2023 Ngài Alexander Schallenberg, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Áo, đã có chuyến thăm Việt Nam nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác về chính trị và kinh tế nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

© ANDRITZ

Ông Alexander Schwab Phó chủ tịch ANDRITZ Hydro, thành viên của phái đoàn kinh tế và doanh nghiệp tháp tùng ngài Bộ trưởng, đã tham dự Diễn đàn Hợp tác Áo – Việt Nam về Cơ sở Hạ tầng và Công nghệ. Tại Diễn đàn, ANDRITZ và Tổng Công ty Phát điện 2 – CTCP (EVNGENCO2) đã tiến hành ký kết Biên bản Ghi nhớ về số hóa quy trình vận hành và bảo trì các nhà máy điện. 

Theo Biên bản Ghi nhớ , ANDRITZ sẽ hỗ trợ EVNGENCO 2 trong quá trình hoàn thiện chuyển đổi số của EVNGENCO2 và thiết lập một lộ trình hiện đại hóa công tác Vận hành và Bảo trì (O&M), ứng dụng tối đa thành tựu phát triển của công nghệ thông tin và các giải pháp số ưu việt, với mục tiêu tổng thể chung nhằm tăng cường độ tin cậy của quá trình sản xuất điện, cải thiện chất lượng điện năng, giảm tổn thất điện, nâng cao hiệu suất quản lý vận hành phát điện các nhà máy. Ngoài ra, ANDRITZ còn hỗ trợ triển khai chiến lược Quản lý Tài sản tổng thể của EVNGENCO2 để tối ưu hóa toàn bộ quá trình vận hành và bảo trì (O&M) với mục tiêu tổng thể nhằm giảm chi phí vận hành và chi phí đầu tư trong dài hạn thông qua nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch vận hành, sửa chữa, nâng cấp và đầu tư từ ngắn hạn đến dài hạn. 

Ngài Alexander Schallenberg, Ông Hans-Peter Glanzer, Đại sứ Áo tại Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, và Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các vị quan chức khác đã chứng kiến lễ ký kết.

Cũng tại Diễn đàn, cùng với các quan chức của hai nước Ông Schwab đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Raiffeisen Quốc tế (RBI) và Tổng Công ty Xây dựng Cơ điện – CTCP (AGRIMECO). Biên bản Ghi nhớ này hướng tới thu xếp nguồn tài chính cung cấp thiết bị, sản phẩm có xuất xứ từ Áo do ANDRITZ Hydro chế tạo để xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Đồng Cam tại tỉnh Phú Yên, với công suất lắp máy dự kiến từ 50 – 70MW. 

Cho đến nay, ANDRITZ và các công ty tiền thân đã cung cấp, lắp đặt hoặc cải tạo khoảng 20% tổng số tuabin thủy điện đang vận hành tại Việt Nam. Với các Biên bản Ghi nhớ về hợp tác được ký kết tại Diễn đàn này, ANDRITZ, một lần nữa đã thể hiện sự cam kết dài hạn phục vụ thị trường nguồn điện Việt Nam với tất cả sản phẩm và dịch vụ hàng đầu thế giới của mình.

-------

08/02 2023: Thác Bà, Việt Nam – Hợp đồng nâng cấp các tuabin thủy điện lâu đời nhất Miền Bắc

ANDRITZ đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà cung cấp vật tư thiết bị nâng cấp cả ba tổ máy phát điện của Nhà máy Thủy điện Thác Bà nằm trên Sông Chảy, là nhà máy thủy điện đã vận hành lâu nhất của miền Bắc Việt Nam.

© TBC

Dự án cải tạo, nâng cấp thiết bị tổ máy phát điện này nhằm kéo dài tuổi thọ và chất lượng vận hành an toàn của nhà máy đến hết thời hạn mới của giấy phép đầu tư, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nâng cao thông qua việc lắp đặt các bánh xe công tác và cánh hướng với ổ bạc không dùng dầu, áp dụng công nghệ điều tốc tuabin thủy lực tiên tiên nhất. Cả ba tổ máy sẽ lần lượt được thay thế thiết bị nâng cấp trong hai năm 2024-2025. Sau khi được cải tạo và nâng cấp, hiệu quả phát điện của Nhà máy Thủy điện Thác Bà sẽ được tăng cường rõ rệt nhờ việc nâng cao đáng kể hiệu suất của tổ máy phát điện. Với công suất lắp máy 120MW và sản lượng điện trung bình năm khoảng 400 Triệu kWh, Nhà máy Thủy điện Thác Bà tiếp tục là nguồn điện xanh, sạch, có chất lượng tốt và ổn định trong hệ thống điện Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong cân bằng và vận hành ổn định lưới điện quốc gia.

ANDRITZ sẽ cung cấp ba bánh xe công tác tuabin Kaplan trục đứng có công suất 40MW cùng với trọn bộ các cánh hướng nước, các hệ thống điều tốc tuabin tiên tiến kèm theo thiết bị bảo vệ vượt tốc cho ba tổ máy hiện hữu, ba bộ cực từ (bốn mươi tư cực từ một bộ) rô-to máy phát mới và các dịch vụ kỹ thuật liên quan. Công tác thực hiện triển khai dự án sẽ được đảm nhiệm bởi đội ngũ chuyên gia và cán bộ của ANDRITZ từ Cộng hòa Áo, Trung Quốc, và Việt Nam. Công đoạn tính toán thủy lực và thiết kế cơ sở bánh xe công tác sẽ được thực  hiện tại cơ sở nghiên cứu và thiết kế thủy lực ở thành phố Linz, việc tính toán và thiết kế điện và cơ khí của cực từ rô-to thực hiện ở thành phố Weiz CH Áo, còn các công đoạn còn lại từ quản lý chung dự án, chế tạo bánh xe công tác, cánh hướng tuabin, cực từ rô-to và các thiết bị khác, công tác hậu cần và vận chuyển đến công tác giám sát lắp máy và hiệu chỉnh nghiệm thu sẽ được đội ngũ kỹ sư, chuyên gia của ANDRITZ Trung Quốc là nhà thầu chính thực hiện với sự hỗ trợ trong nước của ANDRITZ Việt Nam.

Là nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng tại miền Bắc Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ trước, Nhà máy Thủy điện Thác Bà đã vận hành được hơn 50 năm và hiện là một nhà máy trọng điểm trong hệ sinh thái thủy điện thuộc sở hữu chung của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) và Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3). ANDRITZ rất vinh dự là một phần của Dự án Cải tạo, Nâng cấp nhiều ý nghĩa này. Cho đến nay, ANDRITZ và các công ty tiền thân đã cung cấp và lắp đặt hơn 20% tổ máy tuabin thủy điện tại thị trường Việt Nam. ANDRITZ cam kết hỗ trợ tối đa khách hàng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững thị trường thủy điện Việt Nam với sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu thế giới của mình.

-------

12/01 2023: Dự án Thủy điện Ialy Mở rộng – Thử nghiệm thành công mô hình tuabin

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ANDRITZ đã tiến hành thử nghiệm mô hình Tuabin cho dự án Nhà máy Thủy điện Ialy Mở rộng vào tháng 12 năm 2022.

© ANDRITZ

Kết quả thử nghiệm cho thấy tuabin thủy lực có công suất 180MW đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng. Việc thử nghiệm mô hình thủy lực tuabin có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, xác nhận các thông số kỹ thuật cơ bản của thiệt bị và hiệu quả đầu tư của dự án. Quá trình thử nghiệm được các kỹ sư thiết kế của ANDRITZ thực hiện dưới sự chứng kiến của EVN tại phòng thí nghiệm công nghệ thủy lực hàng đầu của ANDRITZ tại thành phố Linz, Cộng hòa Áo.

Phạm vi cung cấp của ANDRITZ cho dự án Ialy MR bao gồm thiết bị cơ điện đồng bộ cho nhà máy thủy điện gồm hai tổ máy tuabin Francis công suất 180MW. Dự án đã được EVN khởi công xây dựng vào tháng 06 năm 2021, dự kiến phát điện tổ máy số 1 vào quý IV năm 2024.

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ tăng khả năng huy động cho các phụ tải lưới điện, nhất là trong giờ cao điểm, góp phần ổn định chế độ làm việc của Hệ thống điện Quốc gia. Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng cũng sẽ giúp tăng sản lượng điện phát trung bình hàng năm thêm 233,2 triệu kWh, góp phần giúp EVN giảm chi phí nhiên liệu hóa thạch hàng năm và giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình hình chính trị thế giới, giá cả nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao đã ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Tuy nhiên, Tập đoàn ANDRITZ đã rất nỗ lực để tiến hành thiết kế, chế tạo và thử nghiệm mô hình thủy lực tuabin sớm hơn đáng kể so với tiến độ cam kết trong của hợp đồng, tạo điều kiện bắt đầu sớm công tác chế tạo  và đảm bảo cung cấp thiết bị kịp tiến độ xây lắp tại công trường dự án.

-------

29/11 2022: Hội nghị THỦY ĐIỆN CHÂU Á (HYDRO POWER ASIA) lần thứ 3, tại Hà Nội, Việt Nam - Các Xu hướng và Công nghệ chính, Cơ hội và Triển vọng

Vào ngày 7 và 8 tháng 11 năm 2022, thành phố Hà Nội – thủ đô của Việt Nam là địa điểm tổ chức một trong những hội nghị thủy điện đáng chú ý nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 – hội nghị Thủy điện châu Á (Hydro Power Asia) lần thứ 3.

© ANDRITZ

Hội nghị lần này đã nêu bật các cơ hội sắp tới, xác định các vấn đề và thách thức chưa được giải quyết, đồng thời thảo luận về triển vọng tương lai của thị trường thủy điện châu Á, trong bối cảnh các nước trong khu vực đang hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26).

Sự kiện quy tụ các chuyên gia trong lĩnh vực thủy điện, các giám đốc điều hành và các cấp quản lý giữ vai trò ra quyết định từ các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), mang đến cơ hội tuyệt vời để các công ty, tổ chức trong ngành thủy điện thể hiện những thành công đã gặt hái được, đồng thời trình bày những bài học kinh nghiệm trong những năm gần đây, cũng như thảo luận về những thách thức đã xác định sẽ phải đối mặt trong những năm tới. Đây cũng là dịp để những người tham gia hội nghị gặp gỡ và thiết lập mối quan hệ kinh doanh.

ANDRITZ rất vinh dự được tham gia và đóng góp hai bài thuyết trình tại sự kiện này, với hai chủ đề “Những thách thức trong quá trình chuyển đổi của ngành năng lượng và vai trò của thủy điện bền vững để đạt được mức phát thải ròng bằng không” và “Tăng cường các hoạt động vận hành & bảo trì tại công trường từ dữ liệu vận hành” trong số hơn 20 chủ đề được trình bày và thảo luận tại hội nghị.

Chúng tôi rất vui mừng khi không chỉ được gặp gỡ những người bạn đã quen thuộc trong cộng đồng thủy điện, mà còn được gặp những gương mặt mới, để trao đổi những kinh nghiệm và thông tin hữu ích mà chúng tôi có về thị trường thủy điện trong khu vực.

-------

25/10 2022: Hội nghị THỦY ĐIỆN CHÂU Á (HYDRO POWER ASIA), Việt Nam - Các Xu hướng và Công nghệ chính, Cơ hội và Triển vọng

Vào ngày 7 và 8 tháng 11 năm 2022, thành phố Hà Nội – thủ đô của Việt Nam sẽ là địa điểm tổ chức một trong những hội nghị thủy điện đáng chú ý nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 – hội nghị Hydro Power Asia lần thứ 3.

© ANDRITZ

Hội nghị sẽ nêu bật những cơ hội sắp tới, xác định những vấn đề còn tồn tại và những thách thức phải đối mặt, đồng thời cũng là cơ hội để thảo luận về triển vọng tương lai của thị trường thủy điện châu Á. 

ANDRITZ tự hào được tham gia hội nghị này và sẽ trình bày hai bài thuyết trình. Hội nghị là một điểm đến hoàn hảo để tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm đến thủy điện cùng tham gia thảo luận. Chúng tôi rất mong được gặp mọi người tại sự kiện này!

Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấn vào đường link.

Thông tin về hội nghị:

  • Hội nghị Hydro Power Asia 2022: Lần thứ 3
  • Thời gian: Ngày 7 và ngày 8 tháng 11 năm 2022
  • Địa điểm: Khách sạn Sheraton (Hà Nội), Việt Nam
  • Ban tổ chức: Powerline với sự hỗ trợ của: Southeast Asia Infrastructure
  • Đường dẫn đăng ký tham gia.
  • Brochure quảng bá sự kiện của ban tổ chức.
  • Các Tham luận của ANDRITZ: 

“Các thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng và Vai trò của nguồn thủy điện 
bền vững để đạt mục tiêu phát thải cacbon ròng bằng không”
,

- Nguyễn Thanh Tân, ANDRITZ Hydro Việt Nam

“Cải tiến công tác O&M trên cơ sở dữ liệu vận hành thực tế”

– Dr. Etienne Parkinson, 
O&M Business Development and Innovation Management, ANDRITZ Hydro

------- 

16/09 2022: Dự án Thủy điện Pắc Ma ở Việt Nam – Toàn bộ bốn tổ máy đã vận hành thương mại!

Ngày 31/8/2022, cả bốn tổ máy của công trình Thủy điện Pắc Ma – Dự án Thủy điện Tuabin bóng đèn lớn nhất Đông Nam Á - đã đi vào vận hành thương mại thành công.

© ANDRITZ

Dự án đã được hoàn thành một cách xuất sắc nhờ vào sự cam kết và quyết tâm của tất cả các bên liên quan.

Đây là một thành công đáng kinh ngạc khi cả bốn tổ máy đi vào hoạt động chỉ trong vòng hai tháng. Điều này khẳng định chất lượng ưu việt của các thiết bị cơ điện của ANDRITZ - từ thiết kế, chế tạo, vận chuyển đến lắp đặt và hiệu chỉnh nghiệm thu - mọi công đoạn đều diễn ra suôn sẻ và thành công.

Quá trình vận hành chạy thử được diễn ra trong vòng hai tháng như sau:
Ngày 3/7/2022: Khách hàng được chấp thuận đóng điện cho đường dây truyền tải, toàn bộ hệ thống trạm biến áp GIS, máy biến áp chính tổ máy 3 và tổ máy 4.

  • Ngày 15/7: Tổ máy số 4 (tổ máy đầu tiên) đã hoàn thành 72 giờ chạy thử thách và đưa vào vận hành thương mại.
  • Ngày 16/7: Tổ máy số 3 đã hoàn thành 72 giờ chạy thử thách và đưa vào vận hành thương mại.
  • Ngày 05/8: Khách hàng được chấp thuận đóng điện tổ máy 1 và máy biến áp chính tổ máy 2.
  • Ngày 19/8: Tổ máy số 1 đã hoàn thành 72 giờ chạy thử thách và đưa vào vận hành thương mại.
  • Ngày 30/08/2022, Tổ máy số 2 (tổ máy cuối cùng) đã hoàn thành 72 giờ chạy thử thách và đưa vào vận hành thương mại.

Đó là thành quả phối hợp và cộng tác tuyệt vời của tất cả các bên tham gia vào dự án, bao gồm: Khách hàng Công ty CPTĐ Pắc Ma (Tập đoàn Hưng Hải), Công ty CP Lắp máy COMA-26, Đội ngũ quản lý và thực hiện dự án của ANDRITZ đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Cộng hòa Áo (các đơn vị tại Weiz và Linz). Từ các cán bộ quản lý đến kỹ sư, chuyên gia và nhân viên tại công trường, tất cả mọi người đều đã đóng góp công sức rất lớn vào thành công của dự án bằng năng lực chuyên môn kỹ thuật và tinh thần hợp tác tích cực và rất chuyên nghiệp.

Thông số kỹ thuật:
Tổng công suất nhà máy: 176MW
Phạm vi cung cấp: thiết bị nhà máy 4 tổ máy × 44 MW đến trạm phân phối GIS
Điện áp đầu cự máy phát: 13,8kV
Cột nước thiết kế: 14,19m
Tốc độ vòng quay: 107,14 v/ph
Đường kính BXCT: 6200mm

-------

07/09 2022: ANDRITZ nhận hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện và dịch vụ kỹ thuật cho dự án mở rộng nhà máy thủy điện Ialy, Việt Nam

Tập đoàn công nghệ quốc tế ANDRITZ đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tập đoàn kinh tế năng lượng hàng đầu Việt Nam, trao hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật liên quan cho Dự án Nhà máy Thủy điện Ialy Mở rộng (360 MW) nằm trên địa bàn hai huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và Chư Pảh, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên, Việt Nam.

© ANDRITZ

Dự kiến, dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2025.

Phạm vi cung cấp theo hợp đồng của ANDRITZ bao gồm hai tổ máy với tuabin Francis công suất 180 MW, máy phát đồng bộ công suất 211 MVA, hệ thống điều khiển và bảo vệ, và hệ thống thiết bị phụ trợ trong nhà máy và dịch vụ kỹ thuật liên quan (thiết kế, giám sát và hướng dẫn lắp máy, hiệu chỉnh nghiệm thu, v.v...). Phạm vi công việc theo hợp đồng sẽ được phối hợp thực hiện bởi một đội ngũ quản lý dự án quốc tế của ANDRITZ đến từ Áo, Ấn Độ và Đức. Sau khi hoàn thành, Dự án NMTĐ Ialy Mở rộng hàng năm sẽ bổ sung sản lượng điện khoảng 233.2 Triệu kWh đáp ứng nhu cầu điện của hơn  70.000 hộ tiêu thụ, cũng như góp phần quan trọng vào việc ổn định vận hành và cân bằng hệ thống điện quốc gia với nguồn năng lượng điện xanh, sạch và bền vững.

Với việc nhận được hợp đồng quan trọng này, ANDRITZ một lần nữa khẳng định vị thế của mình là nhà cung cấp công nghệ “từ nước đến đường dây” được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường thủy điện Việt Nam.


---------

22/08 2022: Nậm Pảng 2, Việt Nam – Hợp đồng Thủy điện hợp bộ mới

ANDRITZ đã nhận được hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho Công trình Thủy điện Nậm Pảng-2 (2x5,5 MW) tại tỉnh Lai Châu, Việt Nam. 

© ANDRITZ

Hợp đồng được hai bên ký trực tiếp vào tháng 7 năm 2022 tại thành phố Lai Châu, Việt Nam. Phạm vi cung cấp theo hợp đồng bao gồm tua bin thủy lực, van chính trước tuabin, máy phát điện, hệ thống điều khiển và bảo vệ, hệ thống điện và cơ khí phụ hoàn chỉnh cho nhà máy. Phạm vi cung cấp còn bao gồm dịch vụ kỹ thuật như công tác giám sát lắp máy, thí nghiệm, hiệu chỉnh và nghiệm thu thiết bị nhà máy. 

Quý khách hàng là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy điện Nậm Pảng 2 đã đặt niềm tin vào kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của ANDRITZ và chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ và cam kết đóng góp vào việc triển khai thành công dự án đầu tư thủy điện quan trọng này. Thông qua việc thực hiện hợp đồng này, cam kết và đóng góp của ANDRITZ vào phát triển thị trường thủy điện giàu tiềm năng của Việt Nam sẽ còn được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa,.

-------

18/08 2022: Dự án thủy điện Đăk Mi 2, Việt Nam – Chính thức khánh thành

Công ty Cổ phần Năng lượng Quảng Nam (thành viên của Tập đoàn Hà Đô) - đơn vị phát triển dự án đã tin tưởng trao cho ANDRITZ gói thầu cung cấp thiết bị cơ điện (147 MW).

© ANDRITZ

Công trình đã chính thức được khánh thành vào ngày 16.7.2022.

Dự án Đăk Mi 2 nằm trên thượng nguồn sông Đăk Mi thuộc huyện Phước Sơn. Trong khoảng thời gian thi công dự án kéo dài 30 tháng, cùng lúc với sự bùng phát dịch COVID-19, dự án cũng đã phải đối mặt với thiệt hại nặng nề do trận lũ lụt và sạt lở đất chưa từng có xảy ra vào tháng 10.2020.

Sau khi lũ lụt xảy ra, ANDRITZ cùng với khách hàng đã làm việc với quyết tâm cao độ để đạt mục tiêu hoàn thành dự án trong thời gian ngắn nhất có thể. Tổ máy số 1 đã chính thức phát điện vào tháng 10 năm 2021 và chỉ một tháng sau đó, tổ máy 2 cũng đi vào hoạt động. Nối tiếp những cột mốc thành công đó, tổ máy cuối cùng đã hòa lưới thành công vào tháng 2 năm 2022.

Đáng chú ý nhất với tư cách là nhà thầu, chúng tôi đã phối hợp khách hàng phục hồi sửa chữa các máy móc thiết bị bị ngập. Mặc dù cùng lúc đó là thời gian đỉnh điểm của dịch COVID, nguồn nhân lực gặp rất nhiều hạn chế, chúng tôi vẫn có thể hoàn thành dự án và quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng. Một lời khen ngợi to lớn xin được dành cho các đồng nghiệp của chúng tôi – Ông Vasanth Kumar cùng các chuyên gia tại công trường, những người đã góp phần to lớn giúp dự án hoàn thành trong giai đoạn có nhiều khó khăn như vậy!

Chúng tôi thực sự vui mừng khi các tổ máy của chúng tôi đã góp phần nâng cao hiệu suất phát điện, tiết kiệm nguồn lực cho khách hàng và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong vận hành. Dự án sẽ cung cấp sản lượng hàng năm đạt 440 triệu kWh cho lưới điện quốc gia. Chúng tôi rất vinh dự khi lại một lần nữa được đóng góp một phần vào công tác đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam!

-------

22/07 2022: Dự án Thủy điện Pắc Ma, Việt Nam –Tổ máy đầu tiên đã hòa lưới điện Quốc gia

Vào ngày 6 tháng 7 năm 2022 tại dự án thủy điện Pắc Ma: tổ máy đầu tiên (Tổ máy 4) đã hòa lưới thành công với lưới điện quốc gia, và còn 3 tổ máy nữa đang sắp tiến tới cột mốc quan trọng này!

© ANDRITZ

Các chuyên gia hiệu chỉnh của ANDRITZ đã hoàn thành công tác quay máy lần đầu tiên Tổ máy 4 vào ngày 18 tháng 01 năm 2022, nhưng việc hòa lưới đã bị trì hoãn lại đến tháng 7 năm 2022. Sự chậm trễ này là do tác động của dịch Covid-19 cũng như công tác xây dựng bị chậm tiến độ và thời gian đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan hữu quan hoàn thành các thủ tục đóng điện đường dây truyền tải.

Mặc dù các chậm trễ xảy ra liên quan đến đường dây truyền tải là tình huống không lường trước được và nguồn lực của dự án cũng bị giới hạn do tiến độ dự án bị kéo dài, đội ngũ cán bộ, chuyên gia của ANDRITZ vẫn luôn phối hợp chặt chẽ với khách hàng để đốc thúc đẩy nhanh tiến độ lắp máy và hiệu chỉnh thiết bị tại công trường:

  • Tháng 2.2022: Công tác tổ hợp stato của tổ máy cuối cùng hoàn thành. Khách hàng đánh giá rất cao những nỗ lực của ANDRITZ trong việc đẩy nhanh công tác tổ hợp stato của cả 4 tổ máy và đã có hình thức khen thưởng với những kết quả mà đội ngũ chuyên gia ANDRITZ đã đạt được. 
  • Cuối tháng 3: Công tác lắp đặt tổ máy thứ 2 (Tổ máy 3) hoàn thành và trong tháng 4, tổ máy sẵn sàng để hòa lưới.
  • Tháng 5: Công tác lắp đặt tổ máy thứ 3 (Tổ máy 1) hoàn thành. 
  • Cuối tháng 5: Ba cột mốc quan trọng của tổ máy cuối cùng (Tổ máy 2) hoàn thành bao gồm hạ bánh xe công tác, hạ tuabin và hạ roto. 
  • Tháng 6: Công tác hiệu chỉnh khô tổ máy thứ 3 (Tổ máy 1) đã hoàn thành, nhưng công tác thử ướt chưa thực hiện được do quá trình sửa chữa cửa van. 
  • Ngày 30.6: Khách hàng được phép đóng điện đường dây.
  • Ngày 3.7: Hoàn thành đóng điện đường dây, trạm GIS, máy biến áp chính và hệ thống điện.
  • Ngày 6.7: Tổ máy đầu tiên (Tổ máy 4) hòa lưới thành công và bắt đầu chạy thử độ tin cậy trong 3 ngày. 

Cùng lúc đó, stato và tuabin bao gồm cả nắp đậy của tổ máy cuối cùng cũng đã được lắp, đồng nghĩa rằng cột mốc hoàn thành tổ máy cuối cùng cũng đang đến rất gần. 

Chúng tôi dự kiến toàn bộ 4 tổ máy sẽ được đưa vào vận hành trong vòng 2 tháng tới, đây sẽ là một kì tích vô cùng ấn tượng và kỷ lục trong ngành thủy điện khi 4 tổ máy được đưa vào vận hành chỉ trong vòng 2 tháng! 

Thông số kỹ thuật:
Tổng công suất nhà máy: 176 MW
Phạm vi cung cấp: 4 tổ máy x 44 MW, thiết bị cơ điện đồng bộ từ tổ máy tới trạm GIS
Điện áp: 13,8 kV
Cột nước: 14,19m
Tốc độ quay: 107,14 v/ph
Đường kính BXCT: 6200mm

© ANDRITZ

-------

07/2022: Vận hành thành công hai tổ máy - Dự án Xekaman 3, Lào 

Dự án thủy điện Xekaman 3 là dự án khôi phục lại nhà máy đã bị ngập lụt nghiêm trọng sau 5 năm vận hành.

© ANDRITZ

Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả kiểm tra khảo sát, các phương án cải tạo tối ưu, nỗ lực phi thường cùng công nghệ hàng đầu, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp của ANDRITZ đã có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn và thành công trong việc đưa hai tổ máy của nhà máy thủy điện Xekaman 3 nằm trên sông Nam Pagnou vận hành trở lại và kết quả này được khách hàng đánh giá rất cao.

Bên cạnh đại dịch COVID, lệnh phong tỏa cửa khẩu, các giới hạn về vận chuyển và thiếu hụt nguồn cung cấp, một trong những thách thức lớn nhất đối với dự án này đó là nền móng của nhà máy được phát hiện bị nghiêng ở mức độ 0,08 mm/mét. Điều này đã được nhóm chuyên gia công trường của ANDRITZ khắc phục trong khi hướng dẫn lắp đặt và kết quả cuối cùng là tổ máy không bị rung đảo và không cần tiến hành cân bằng trong quá trình hiệu chỉnh.

Hợp đồng dự án cải tạo được chia thành hai hợp phần: một hợp đồng cho tuabin, máy phát và van chính trước tuabin, hợp đồng thứ hai cho hệ thống tự động hóa, thiết bị điện và dịch vụ hướng dẫn lắp đặt và hiệu chỉnh. 

Với các cam kết cá nhân và quyết tâm của nhóm chuyên gia ANDRITZ tại công trường, các bên đã cùng đạt được mục tiêu của khách hàng là phát điện trong thời gian càng sớm càng tốt: tổ máy 1 được đưa vào vận hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2022, tổ máy 2 vào ngày 30 tháng 5 năm 2022, sớm hơn 1.5 tháng so với thời hạn quy định trong hợp đồng. Chúng tôi đã nhận được chứng nhận hoàn thành hai tổ máy sau 72 giờ chạy thử. Chúng tôi rất tự hào về các nhóm chuyên gia và cam kết cá nhân của họ trong việc thực hiện dự án với hoàn cảnh khó khăn và điều kiện sịnh hoạt khắc nghiệt.

Quản lý công trường và giám sát phần Tuabin, ông Xie Qiang: 

Vào lúc 5h40 phút ngày 30/5, dưới tràng pháo tay vang dội trong phòng điều khiển trung tâm, tổ máy 2 chính thức bước vào thời gian chạy thử kéo dài 72h. Cho đến nay, chứng kiến cả hai tổ máy vận hành đầy tải, trong lòng tôi tràn đầy sự tự hào và vui sướng, nhưng cũng đồng thời cảm thấy rằng bản thân đã giải tỏa được bao nhiêu mệt mỏi và áp lực. Dù rằng trong hơn 9 tháng làm việc tại công trường phải liên tục đối mặt với nguy cơ dịch bệnh và điều kiện sống khó khăn, nhưng tôi đã vượt qua và kiên quyết làm tốt công việc. Ngay lúc này đây, tôi cảm thấy rằng tất cả mọi nỗ lực đều xứng đáng, điều đó giúp tôi mạnh mẽ hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. 

Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm làm một Quản lý công trường ở nước ngoài, và những thử thách vừa qua đã giúp tôi rèn luyện kỹ năng của mình. Trong suốt quá trình đó, tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ và thấu hiểu của toàn bộ nhóm dự án đối với công việc của tôi, đặc biệt là sự tin tưởng từ các lãnh đạo đã cho tôi cơ hội hiếm có để thử thách và hoàn thiện bản thân mình.

Trưởng nhóm thí nghiệm và hiệu chỉnh hệ thống điện (EPS), ông Han Xiaoyi:

Tôi sẽ nghỉ hưu vào tháng 10 năm nay. Bây giờ, tôi có thể nói rằng thành công của dự án Xekaman 3 đã hoàn thiện sự nghiệp của tôi. Tôi rất vui khi được làm việc với đội ngũ trẻ và chia sẻ kinh nghiệm của mình với họ, đồng thời, họ cũng đã giúp tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng trong suốt thời gian qua. 

Kỹ sư tự động hóa (AT) và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển, Ông Lin Zhenhua: 

Động lực thúc đẩy tôi trong suốt quá trình làm việc chính là sự háo hức được đoàn tụ với gia đình để chào đón đứa con mới chào đời. Tôi rất vui vì công việc khó khăn của mình đã được đền đáp và nhiệm vụ đã được hoàn thành trước thời hạn, nhờ vậy, tôi có thể quay về nhà sớm hơn với một tâm lý thật thoải mái. 

Kỹ sư hiệu chỉnh hệ thống bảo vệ, Ông Li Gang: 

Chúng ta luôn có thể tạo ra điều kỳ diệu! 

Chuyên gia và kỹ sư hiệu chỉnh Máy phát, Ông Padmanaban: 

Chúng ta làm được! Ngay cả khi nền móng bị nghiêng, chúng tôi đã có thể khắc phục và cân bằng thiết bị trong quá trình lắp đặt, kết quả đạt được là độ rung rất thấp, thấp hơn cả giá trị khi bắt đầu vận hành. Thật đáng kinh ngạc! Nhưng làm việc tại công trường suốt sáu ngày một tuần, 10 giờ một ngày (không có ngày nghỉ lễ địa phương nào) là điều rất khắc nghiệt với bất cứ ai, tôi đã có thể vượt qua được, nhưng đó là điều mà không ai nên thử. 

Kỹ sư hiệu chỉnh hệ thống điều tốc, ông Imsan: 

Tôi đến từ Andritz Indonesia. Tôi đã chuyển từ dự án Nam Theun 1 sang dự án Xekaman 3, và tôi thấy rất dễ dàng thực hiện nhiệm vụ của mình với sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Một ví dụ thành công về “One ANDRITZ” (ANDRITZ là một)! 

Thông số kỹ thuật: 

Tổng công suất: 255 MW 
Phạm vi: 2 × 127,5 MW 
Điện áp: 15,75 kV
Cột nước: 456,77 m 
Tốc độ quay: 500 vòng/ phút 
Đường kính BXCT: 1.601mm

-------

04/2022: Tham luận của ANDRITZ tại Hội nghị Tự động hóa Ngành Điện trong Xu thế Chuyển đổi Số

Ngày 12/04/2022, Hội nghị Tự động hóa Ngành Điện trong Xu thế Chuyển đổi Số được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức thành công tại Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế phía Nam –  với sự tham dự của của hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các Tổng công ty và đơn vị thành viên, các nhà máy điện, và đại diện một số đối tác quốc tế.

© ANDRITZ

EVN là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam và ngành điện khu vực Đông Nam Á, có vai trò then chốt trong sứ mệnh đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Kế hoạch chuyển đổi số cho công tác vận hành và bảo trì các nhà máy điện thuộc EVN được triển khai theo Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt nam đến năm 2022, tầm nhìn 2025. 

Vinh dự là Nhà cung cấp thiết bị thủy điện duy nhất được mời tham gia sự kiện, ANDRITZ đã tổ chức gian trưng bày để giới thiệu các sản phẩm tự động hóa đổi mới sáng tạo cùng với các giải pháp vận hành và bảo trì cho các nhà máy thủy điện, thu hút sự quan tâm lớn của các chuyên đầu ngành và lãnh đạo quản lý vận hành các nhà máy.

Tại diễn đàn của Hội nghị, Ông Chu Văn Nam – ANDRITZ Việt Nam và Ông Etienne Parkinson – Phụ trách Bộ phận Vận hành & Bảo trì ANDRITZ Hydro toàn cầu đã trình bày tham luận để lại nhiều điểm nhấn và ấn tượng với các đại biểu thông qua thông tin về sự hiện diện của Tập đoàn ANDRITZ trên toàn cầu và tại thị trường Việt Nam; các giải pháp tự động hóa tiêu biểu đã được ANDRITZ triển khai tại các nhà máy thủy điện của EVN; và Metris DiOMera là giải pháp thích hợp đáp ứng toàn diện các yêu cầu về chuyển đổi số của EVN trong lĩnh vực vận hành và bảo trì các nhà máy điện.

Hội nghị được điều hành bởi Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam và phát trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến của EVN. Để có thêm thông tin vui lòng tham khảo video được đăng trên kênh Youtube chính thức của EVN tại link dưới đây.

https://www.youtube.com/watch?v=P6bsQcbxMyw&t=9880s

Vui lòng tham khảo thêm thông tin về sự kiện tại link dưới đây:

https://en.evn.com.vn/d6/news/Power-sector-automation-in-digital-transformation-trend-66-163-2781.aspx

Tham dự Hội nghị lần này là sự kiện tiếp nối chuỗi các buổi hội thảo chuyên sâu với EVN và các Tổng Công ty thành viên như EVN GENCO 1, EVN GENCO 2, v.v. Là một trong các nhà cung cấp thiết bị và giải pháp hàng đầu trong thị trường thủy điện với cam kết mạnh mẽ đối với phát triển năng lượng tái tạo và ngành điện tại Việt Nam, ANDRITZ hân hạnh được đóng góp vào sự thành công của sự kiện và giới thiệu các giải pháp của tập đoàn tới các đại biểu tham dự.

© ANDRITZ

-------

03/2022: Thác Cá 1, Việt Nam – Vượt nghịch cảnh cán đích hoàn thành dự án

Ngày 22 tháng Hai năm 2022, một tin vui đã đến với dự án thủy điện Thác Cá 1 – Chứng chỉ Nghiệm thu Tạm thời (PAC) đã được Chủ đầu tư cấp và nhà máy đã được chính thức đưa vào vận hành thương mại.

© ANDRITZ

Hàng năm, Thủy điện Thác Cá 1 sẽ đóng góp thường xuyên cho hệ thống điện quốc gia ít nhất 100GWh điện năng xanh, sạch.

Nhà máy thủy điện Thác Cá 1 được xây dựng trên lưu vực sông Ngòi Thi, thuộc địa bàn tỉnh miền núi Yên Bái, phía Bắc Việt Nam, có một tổ máy phát điện công suất 35MW với tuabin thủy lực Kaplan trục đứng được thiết kế vận hành cho dải cột nước đặc thù của dự án.

Năm 2017, ANDRITZ đã nhận được hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho dự án Thác Cá 1 cùng với hai dự án Thác Cá 2 và Đồng Sung trên cùng bậc thang từ Chủ đầu tư là Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái (thuộc Tập đoàn Xuân Thiện.  Phạm vi cung cấp theo hợp đồng gồm một tổ máy tuabin Kaplan trục đứng với máy phát đồng bộ ba pha, hệ thống điện và thiết bị cơ khí cân bằng nhà máy, hệ thống điều khiển và tự động hóa nhà máy cùng dịch vụ kỹ thuật (giám sát lắp máy, hiệu chỉnh thiết bị, hướng dẫn đào tạo vận hành). Hợp đồng được thực hiện bởi đội ngũ quản lý và kỹ thuật của ANDRITZ Hydro ở Trung Quốc, với thiết kế cơ sở và một số thiết bị quan trọng được cung cấp bởi ANDRITZ Hydro Áo. Hai dự án kia, thiết kế cùng công nghệ tuabin Bóng đèn, đếu đã được hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại vào Mùa Xuân năm ngoái, 2021.

Do một số lý do khách quan nằm ngoài dự tính của Chủ đầu tư, việc triển khai dự án Thác Cá 1 đã bị trì hoãn hơn một năm. Do vậy, phần lớn các công đoạn thực hiện hợp đồng này phải diễn ra xuyên suốt các đỉnh sóng khắc nghiệt nhất của đại dịch Covid-19 tại Châu Á. ANDRITZ đã vượt qua tất cả các khó khăn, thử thách đó trong tất cả các công đoạn từ thiết kế, mua sắm vật tư, chế tạo, vận chuyển quốc tế đến giám sắt lắp đặt thiết bị tại công trường. Với sự hợp tác, điều phối chặt chẽ với các bên liên quan, đội ngũ thực hiện dự án quốc tế của ANDRITZ đã đạt được mục tiêu phát điện thành công theo tiến độ mà Chủ đầu tư yêu cầu, ngay trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần của cả Việt Nam và Trung Quốc.

Chủ đầu tư đánh giá cao nỗ lực và tinh thần chuyên nghiệp của ANDRITZ, đặc biệt là sự cố gắng và nhiệt tình của đội ngũ kỹ sư giám sát lắp mái và hiệu chỉnh nghiệm thu thiết bị, trong giai đoạn thi công nước rút tại công trường. Chúng ta đã thực hiện được “Điệp vụ bất khả thi” và mọi cam kết với khách hàng. Việc hoàn thành dự án Thác Cá 1 thêm một lần nữa chứng minh năng lực thực hiện dự án tuyệt vời của ANDRITZ trong những  hoàn cảnh khó khăn nhất. 

Thông số kỹ thuật chính:
Phạm vi hợp đồng:  Một tổ máy x  35 MW
Cột nước định mức: 31.10 m
Điện áp máy phát 8.1 kV
Đường kính BXCT: 3950 mm
Vận tốc quay: 187.5 v/ph

-------

03/2022: Phi  Lĩnh, Việt Nam - Ký Hợp đồng cho Dự án Thủy điện

Tập đoàn công nghệ toàn cầu ANDRITZ vừa nhận được hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện cho dự án thủy điện Phi Lĩnh từ Chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Số 6 (Điện Biên).

© ANDRITZ

Dự án thủy điện này đang được triển khai tại huyện Mường Trà, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Với công suất 18 MW, nhà máy thủy điện Phi Lĩnh được thiết kế theo kiểu nhà máy lòng sông để vận hành liên tục trong mùa mưa và trong giờ cao điểm trong mùa khô.

Theo hợp đồng vừa ký kết, ANDRITZ sẽ thiết kế và cung cấp thiết bị 2 tổ máy chính (tuabin, máy phát, van chính trước tua bin) đồng bộ với hệ thống điều khiển bảo vệ, hệ thống điện, hệ thống cơ khí phụ trợ nhà máy cùng dịch vụ giám sát lắp máy và hiệu chỉnh thiết bị.

Tập đoàn ANDRITZ  đã tích cực tham gia phát triển thị trường thủy điện của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua và chúng tôi luôn cam kết đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước bằng các giải pháp năng lượng xanh và sạch. Chúng tôi rất tự hào về sự hiện diện lâu dài và đóng góp vào sự phát triển không ngừng của Việt Nam.

-------

02/2022: Pắc Ma, Việt Nam – Chạy thử tổ máy đầu tiên thành công

Dự án thủy điện Pắc Ma là dự án tuabin bóng đèn có tổng công suất nhà máy và công suất từng tổ máy lớn nhất tại Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu dự án, dịch bệnh Covid-19, động đất và cấu tạo địa chất phức tạp đã khiến cho công tác xây dựng ở công trường gặp nhiều khó khăn và buộc chủ đầu tư phải đầu tư thêm nhiều chi phí.

© ANDRITZ

Để nhận đầu tư bổ sung, chủ đầu tư cam kết chạy thành công tổ máy đầu tiên vào ngày 18.01.2022.  

Ở thời điểm đó, tình hình thực tế tại công trường rất khó khăn, do việc thử khô tổ máy đã được hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2021, và hầu hết các kỹ sư phụ trách phần thí nghiệm đã chuyển sang làm việc ở công trường khác. Ngoài ra, việc tích nước cũng chưa thực hiện được do việc lắp đặt cửa đập tràn bị chậm. 

Mặc dù như vậy, mục tiêu của khách hàng chính là mục tiêu của ANDRITZ. Lo lắng của khách hàng cũng là lo lắng của ANDRITZ, và ANDRITZ luôn luôn đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. 

Do dịch bệnh Covid-19, việc di chuyển đi lại có nhiều hạn chế khiến cho ANDRITZ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cử đủ chuyên gia tới công trường, nhưng Mr. Pan Bin - Điều phối viên hiệu chỉnh và Mr. Peter Foessl - Quản lý công trường đã cố gắng hết sức để vận hành tổ máy với nguồn nhân lực sẵn có. Đây là lần đầu tiên Andritz bắt đầu vận hành một tổ máy với điều kiện khó khăn như vậy (chỉ có kỹ sư thí nghiệm hệ thống điều khiển, kỹ sư thí nghiệm máy phát và các chuyên gia lắp đặt có mặt tại công trường). Nhưng như mọi người vẫn nói, tiền hung hậu kiết – dù có nhiều trở ngại khó khăn nhưng cuối cùng mọi thứ đều tốt đẹp. Chúng tôi đã có thể vận hành tổ máy vào 21h35p, và đạt được 30% tốc độ quay định mức vào lúc 22h30p ngày 18.01.2022. Khách hàng rất hài lòng khi đạt được thành công cột mốc này. 

Với nỗ lực chung của tất cả các bên, khách hàng đã thực hiện được cam kết của mình và giúp việc thực hiện dự án tiếp tục được tiến hành một cách trôi chảy.

Các kỹ sư tại công trường của Andritz cũng không có thời gian để tận hưởng thành quả này, vì phải tiếp tục đến công trường khác để làm việc.

Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các đồng nghiệp tại HYDRO Trung Quốc, hiện đang làm việc ở các dự án ngoài Trung Quốc.  

Thông số kỹ thuật
Tổng công suất: 160 MW
Phạm vi: 4 × 40 MW 
Điện áp: 13.8 kV
Cột nước: 16.5m
Tốc độ quay: 107 vòng/ phút
Đường kính bánh xe công tác: 6200mm

-------

06/2021: Chứng chỉ nghiệm thu đã cấp cho hai dự án Thác Cá 2 và Đồng Sung

© ANDRITZ

Vừa qua, đội ngũ kỹ sư giám sát và hiệu chỉnh nghiệm thu của ANDRITZ đã hoàn thành nhiệm vụ và đưa hai dự án thủy điện tư nhân – Thác Cá 2 và Đồng Sung tại Việt Nam vào vận hành thương mại.   

Năm 2017, ANDRITZ đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái cung cấp thiết bị cơ điện đồng bộ cho cả 2 dự án.  

Phạm vi cung cấp cho mỗi dự án bao gồm một tổ máy tuabin – máy phát kiểu bóng đèn (công suất lắp máy 16 MW đối với Thác Cá 2 và 20 MW đối với Đồng Sung), hệ thống điều tốc, kích từ, hệ thống điều khiển và bảo vệ, hệ thống thiết bị phụ trợ, máy biến áp, máy phát Diesel và dịch vụ kỹ thuật (giám sát lắp máy và hiệu chỉnh nghiệm thu).   

Trong quá trình thực hiện dự án, ANDRITZ đã phải đối mặt với một số vấn đề ngoài ý muốn như gian máy Đồng Sung bị lũ ngập, công tác xây dựng dự án bị đình trệ hơn một năm rưỡi, vấn đề bảo quản hàng hóa thiết bị đã cấp đến Việt Nam, lớp cách điện cuộn dây máy phát bị hư hỏng,…do lỗi của bên thứ ba và lý do khách quan, và cuối cùng nhưng rất quan trọng đó là sự bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn thế giới. Đặc biệt, để kiềm chế sự bùng phát của dịch bệnh này, các cơ quan chức năng Việt Nam và chính quyền địa phương đã áp dụng nhiều quy định mới, ngặt nghèo hơn liên quan đến việc điều động chuyên gia và kỹ sư nước ngoài. Hầu hết các kỹ sư của ANDRITZ đều được cử đến công trường từ giữa năm ngoái và đã không thể về nước kể cả trong các dịp được nghỉ lễ trong suốt gần một năm qua. 

Nhờ vào nỗ lực của các kỹ sư và phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các bên liên quan tại công trường, công tác chạy thử thách 72 giờ đã được thực hiện thành công cho cả hai nhà máy vào tháng 4 (Thác Cá 2) và tháng 5 (Đồng Sung) vừa qua. Chứng chỉ nghiệm thu tạm thời đã được khách hàng xác nhận và các tổ máy đã được bàn giao cho khách hàng để vận hành thương mại, phát điện lên hệ thống điện quốc gia. 

Khách hàng, Tập đoàn Xuân Thiện, là một tập đoàn kinh tế tư nhân nổi tiếng ở Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và các nhà máy phát điện từ năng lượng tái tạo. ANDRITZ hiện đang còn 4 dự án nữa đang trong quá trình triển khai với Xuân Thiện là Thác Cá 1, Sông Lô 6, Sông Lô 3 và Sông Lô 5. Các dự án Thác Cá 2 và Đồng Sung là những dự án thủy điện cột nước thấp đầu tiên của khách hàng được đưa vào vận hành thương mại. Thành công này là một kết quả rất khích lệ, không chỉ củng cố thêm niềm tin của khách hàng vào công nghệ, thiết bị và dịch vụ của ANDRITZ mà còn có tác động tích cực tới việc thực hiện dự án và động viên tinh thần của các kỹ sư đang công tác trên các công trường nêu trên. 

Thông số kỹ thuật của Thủy điện Thác Cá 2:
Công suất lắp máy: 16 MW
Công suất thiết bị: 1 x 16 MW / 17.4 MVA
Cột nước định mức: 13.1 m
Tốc độ quay: 125 v/ph
Điện áp: 6.3 kV.

Thông số kỹ thuật của Thủy điện Đồng Sung: 
Công suất lắp máy: 20 MW
Công suất thiết bị: 1 x 20 MW / 21.8 MVA
Cột nước định mức: 20 m
Tốc độ quay: 150 v/ph
Điện áp: 10.5 kV

© ANDRITZ
© ANDRITZ

---------

5/2021: Thủy điện Thượng Kon Tum – Đưa vào vận hành thành công hai tổ máy tuabin Pelton với cột nước lớn nhất Việt Nam

© ANDRITZ

Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Công ty liên kết của EVNGenco 3) đã tin tưởng giao ANDRITZ thực hiện hợp đồng cung cấp thiết bị cơ điện đồng bộ cho dự án Thủy điện Thượng Kon Tum vào tháng 9 năm 2012. 

Phạm vi công việc ANDRITZ thực hiện theo hợp đồng này bao gồm công tác thí nghiệm mô hình tuabin, thiết kế, mua sắm vật tư, chế tạo và cung cấp hệ thống thiết bị cơ điện đồng bộ, bao gồm cả phụ tùng dự phòng. ANDRITZ cũng đảm nhận công tác giám sát lắp máy và hiệu chỉnh nghiệm thu toàn bộ hệ thống thiết bị cơ điện của nhà máy.

Hệ thống thiết bị chính được cung cấp bao gồm hai tuabin thủy lực kiểu Pelton (tuabin gáo) trục đứng cột nước cao với công suất 110 MW, hai bộ điều tốc kỹ thuật số, hai bộ van cầu, hai máy phát điện công suất 129.41 MVA và hệ thống kích từ, hệ thống điều khiển và bảo vệ, bẩy máy biến áp lực công suất 44 MVA, thiết bị trạm phân phối 220 kV, máy cắt đầu cực SF6 245 kV, hệ thống thanh cái cách điện bằng khí (GIS) 245 kV và hệ thống thông tin liên lạc cáp lực XPLE 220 kV, các máy biến áp tự dùng 400 V, thiết bị đóng cắt, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, hệ thống cảnh báo và chữa cháy, cầu trục gian máy, hệ thống nước làm mát, hệ thống tiêu thoát nước nhà máy, hệ thống khí nén cao áp và thấp áp, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống xử lý nước, v.v...

Vì những lý do khách quan và khó khăn trong công tác xây dựng đường hầm dẫn nước (dài nhất Việt Nam) đảm nhận bởi các nhà thầu khác, thời gian thực hiện hợp đồng của ANDRITZ buộc phải kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu (là 34 tháng).  Nhưng ANDRITZ đã thực hiện cấp thiết bị đúng tiến độ, đúng cam kết theo hợp đồng. Đồng thời trong thời kỳ đỉnh dịch Covid-19 xảy ra vào cuối năm 2020, ANDRITZ vẫn triển khai công tác hiệu chỉnh nghiệm thu thành công với đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đến từ nhiều quốc gia. Mặc dù tình hình rất căng thẳng, đội ngũ chuyên gia quốc tế của ANDRITZ đã tiếp tục kéo dài thời gian làm việc trên công trường để hỗ trợ khách hàng và các nhà thầu khác hoàn thành công tác hiệu chỉnh nghiệm thu đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật. Kết quả là toàn bộ hai tổ máy đã được chính thức đưa vào vận hành thương mại vào Quý I năm 2021.

Một thách thức khác mà ANDRITZ phải đối mặt tại dự án này là việc cung cấp, lắp đặt, thực hiện liên động và hiệu chỉnh nghiệm thu hệ thống khí nén cao áp cho buồng điều áp bố trí ngầm. Hệ thống công nghệ đặc biệt này (lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam) đòi hỏi trình độ tay nghề và độ chính xác rất cao cho công đoạn tích hợp và đồng bộ hóa nhiều thiết bị và chi tiết tinh vi, tất cả đã được ANDRITZ nỗ lực thực hiện thành công.

ANDRITZ đã nhận các chứng chỉ nghiệm thu tạm thời cho hai tổ máy sau khi tất cả các thông số kỹ thuật chính yếu được khách hàng và các cơ quan hữu quan xác nhận sau các bước chạy thử thách vào tháng 3 và tháng 4 năm 2021. 

Việc hoàn thành dự án Thượng Kon Tum không chỉ minh chứng cho kinh nghiệm và chất lượng công nghệ của ANDRITZ trong phân khúc tuabin Pelton cột nước cao, mà còn là sự ghi nhận nỗ lực và trình độ kỹ thuật cao của đội ngũ kỹ sư và chuyên gia thực hiện các dự án thủy điện nhiều thách thức.

Thông tin kỹ thuật:
Công suất lắp máy: 220 MW
Công suất tổ máy:  2 x 110 MW / 129.41 MVA
Cột nước định mức: 879 m
Điện áp đầu cực máy phát: 13.8 kV
Tốc độ quay: 600 v/p
Đường kính BXCT: 2.045 mm

© ANDRITZ
© ANDRITZ
© ANDRITZ
© ANDRITZ
© ANDRITZ
© ANDRITZ
Liên hệ với chúng tôi
Công ty TNHH ANDRITZ Vietnam
Phòng 1410, Daeha Business Centre
360 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình Hà Nội, Việt Nam
Xin liên hệ